Chảy máu chân răng? Nguyên nhân và cách phòng tránh.

Chảy máu chân răng khi đánh răng là tình trạng rất phổ biến mà nhiều người gặp phải khi vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, việc chảy máu chân răng có phải là tình trạng bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề về sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải? Hãy cùng ThinkTech khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.

chảy máu răng vào buổi sáng
Chảy máu chân răng khi đánh răng? Nguyên nhân và cách phòng tránh.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý như tiểu đường, giảm tiểu cầu, bệnh máu khó đông… nhưng khi mắc các bệnh này, chân răng sẽ bị chảy máu ngay cả khi không có bất kỳ hành động nào tác động đến răng miệng. Còn trong trường hợp chảy máu chân răng khi đánh răng, có thể là do một số nguyên nhân sau:

Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu và viêm nha chu là hai nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng khi đánh răng. Khi bị viêm, vùng lợi quanh chân răng sẽ bị sưng, đau và ứ huyết. Việc đánh răng vào lúc này có thể khiến vùng này bị trầy xước dẫn đến chảy máu.

Điều trị viêm lợi bằng thuốc gì?

Đánh răng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chẳng hạn như chải theo chiều ngang của hàm răng, lực đánh răng quá mạnh có thể dẫn đến tổn thương nướu và chảy máu. Tình trạng này càng dễ xảy ra hơn khi sử dụng các bàn chải có sợi lông cứng hoặc lông bàn chải đã quá mòn.

Nếu chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên và kéo dài, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ nha sĩ để đánh giá và điều trị các vấn đề của mình. Để giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên sử dụng bàn chải răng mềm và thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách.

Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng viêm nướu, viêm nha chu nhẹ thì chảy máu chân răng chỉ xuất hiện vài ngày rồi ngừng, đây không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng cũng không nên coi thường. Nếu không có cách điều trị sớm thì có thể khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Lâu dần có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm hơn như áp xe răng, nhiễm trùng máu….

Ngoài ra, chảy máu chân răng ở phụ nữ mang thai trong thời gian dài cũng có thể gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Do đó, để phòng ngừa và điều trị tình trạng này, chúng ta nên vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải răng và kem đánh răng phù hợp và thường xuyên đến khám chữa răng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến răng miệng.

Đánh răng chảy máu chân răng, phải làm sao?

Nếu bạn đánh răng và gặp tình trạng chảy máu chân răng, có một số cách đơn giản để giúp ngừng chảy máu và phòng ngừa các vấn đề về răng miệng sau này:

  1. Dùng nước muối: Pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và sử dụng dung dịch này để rửa miệng trong khoảng 30 giây. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và giúp làm dịu vết thương nhanh chóng.
  2. Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm: Nếu tình trạng chảy máu chân răng xuất hiện thường xuyên, bạn nên sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Kem này chứa các thành phần như kali nitrat và strontium chloride giúp giảm nhạy cảm và tăng cường chức năng chống lại khuẩn.
  3. Đi khám nha khoa: Nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài và không giảm, bạn nên đi khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu hoặc các bệnh lý khác.
  4. Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng: Điều quan trọng là thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải răng mềm và thay đổi bàn chải răng sau một thời gian sử dụng để tránh vi khuẩn tích tụ trên lông bàn chải. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và tránh các thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cà phê đen hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán…

Tham khảo thêm về bàn chải điện tại: ĐÂY

Phòng tránh chảy máu chân răng như thế nào?

Nguyên nhân chính cho việc chảy mẫu chân răng là do tình trạng viêm lợi, nha chu. Mà nguyên nhân của viêm lợi, viêm nha chu đến từ việc chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Để phòng tránh chảy máu chân răng, hằng ngày bạn nên lưu ý và có thể thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Thời gian đánh răng tối thiểu 2 phút mỗi lần, chải đều các khu vực hàm trong và ngoài, bề mặt răng. Chải răng đúng cách bằng cách chải từ trên xuống dưới và từ sau lên trước. Không sử dụng lực đánh răng quá mạnh, thay đổi bàn chải đều đặn khoảng 3 tháng/lần.

Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để giúp bảo vệ men răng và chống sâu răng.

Sử dụng nước súc miệng để giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm thiểu đường và tinh bột, tránh ăn thức ăn quá ngọt và uống nhiều nước để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Đi khám nha khoa định kỳ ít nhất mỗi năm để kiểm tra và làm sạch răng miệng.

Sử dụng kèm theo các thiết bị chăm sóc răng miệng như chỉ nha khoa, bàn chải điện và tăm nước để vệ sinh chuyên sâu và cải thiện sức khỏe nướu.

Hướng dẫn cách chải răng đúng cách

Phòng tránh chảy máu chân răng bằng lối sống hợp lý

  • Tăng cường ăn uống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin C, vitamin D, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa chảy máu chân răng.
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Việc kiểm soát các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận sẽ giúp giảm nguy cơ chảy máu chân răng.
  • Tránh các thói quen xấu: Các thói quen như hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Nên cố gắng tránh các thói quen này để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Làm việc và sinh hoạt điều độ, suy nghĩ tích cực, rèn luyện cơ thể tránh stress gây bệnh.

Phòng tránh chảy máu chân răng bằng khám nha khoa định kỳ

  • Khám răng định kỳ và lấy cao răng 3-6 tháng/lần, ít nhất 1 lần trong thai kỳ đối với phụ nữ mang thai.
  • Khám bác sĩ để điều trị ngay khi phát hiện thấy lợi chảy máu, không được bỏ qua và cần tuân thủ phác đồ điều trị.

Sử dụng máy tăm nước và bàn chải điện hỗ trợ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Bàn chải điện và tăm nước là hai sản phẩm chăm sóc răng miệng hiện đại và tiện lợi, được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng có tác dụng quan trọng trong việc làm sạch răng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Dưới đây là các tác dụng của bàn chải điện và tăm nước:

Bàn chải điện

  • Làm sạch tốt hơn và đúng cách hơn: Bàn chải điện có tốc độ quay nhanh hơn so với bàn chải thông thường, giúp loại bỏ nhiều bụi bẩn và mảng bám hơn.
  • Tiết kiệm thời gian: Với bàn chải điện, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào răng và máy sẽ làm phần còn lại. Do đó, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian so với việc dùng bàn chải thủ công.

Tham khảo thêm:

>> Bàn chải điện Oral B Pro 3 3000 Cross Action màu trắng

>>Bàn chải điện Oral B Pro 3 3000 PureClean màu đen

Tăm nước

  • Loại bỏ vi khuẩn và mảng bám: Tăm nước giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng, giúp răng luôn sạch sẽ và tươi mới.
  • Ngăn ngừa sâu răng và viêm nướu: Tăm nước có thể làm sạch sâu vào giữa răng và giữa các kẽ răng, giúp ngăn ngừa các vấn đề về sâu răng và viêm nướu.
  • Giúp thở thơm: Tăm nước có thể giúp làm sạch mùi hôi miệng và làm thơm miệng hơn.

Tham khảo thêm các mẫu tăm nước: TẠI ĐÂY

>>> Máy tăm nước Panasonic 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *